Giới Thiệu Công Ty

Ảnh của tôi
Công Ty chuyên tổ chức tour biển đảo, hành hương,tour đà lạt, nha trang, phan thiết...,cho thuê xe du lịch, đặt phòng khách sạn,tổ chức team building,sự kiện. Liên hệ: 0919 80 77 33 - Hot line: 0918 020 806
Hỗ Trợ Trực Tuyến
tiendatdongphuong giamdocdonghanhviettravel dieuhanhdonghanhviet
tiendatdongphuong giamdocdonghanhviettravel tiendatdongphuong

THÔNG TIN CHUYỂN KHOẢN

TÊN TÀI KHOẢN

SỐ TÀI KHOẢN

NGÂN HÀNG

DZOÃN TIẾN ĐẠT

83205279

ACB – CN HCM

DZOÃN TIẾN ĐẠT

04001012919753

MARITIME BANK - CN HCM

Công Ty TNHH Du Lịch Đồng Hành Việt Sài Gòn

060054459141

SACOMBANK – CN BÌNH THẠNH

1.Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản tới tài khoản của ngân hàng Dong Hanh Viet Saigon Travel như sau: (khách hàng chịu phí chuyển khoản Ngân hàng)

2. Việc thanh toán được xem là hoàn tất khi Dong Hanh Viet Saigon Travel nhận được đủ tiền trước lúc khởi hành 3 ngày (ngày làm việc) hoặc theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên.

3. Bất kỳ mọi sự thanh toán chậm trễ sẽ dẫn đến việc tự động hủy bỏ việc đăng ký chương trình du lịch (khách lẻ) và giải quyết theo hợp đồng đã ký (khách đoàn).

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

HÀNH HƯƠNG BÌNH DƯƠNG


Mã tour: ĐHVSG – HHBD - Thời gian: 1 Ngày
Phương tiện vận chuyển: Xe du lịch đời mới 45 chỗ 
Giá Tour: 320.000đ/khách
khởi hành: 6h30 ngày 24/2/2013
Kết thúc: 18h ngày 24/2/2013 
Viếng Tịnh xá Ngọc Minh,Viếng Tịnh xá Ngọc Thuận,Viếng Tịnh xá Ngọc Chánh,Viếng Tịnh xá Ngọc Châu,tham quan và viếng tại Đại Nam Quốc Tự ,Viếng Miếu Bà ThiênHậu,Tham  quan và viếng Chùa Phổ Thiện Hòa,Viếng và lễ ChùaHội Khánh ,Viếng  và lễ Chùa Bà Thuận Thiên, Viếng  và lễ Chùa Long Thọ, Viếng và lễ Chùa Tây Tạng.
Bao gồm: Hướng Dẫn Viên Thổ Địa, xe du lịch, dùng tiểu thực tại Chùa và Thọ trai tại Bồ Ðề  quán, cúng dường các chùa, bông cài áo, khăn, nón, nước, bảo hiểm,y tế. 

THẬP TỰ VÃN CẢNH
  Đi về trong ngày - Đi và về bằng Ôtô  
(Ngày 24/2/2013 tức ngày 15 tháng 1 Âm Lịch)

Bình Dương

05h30 Xe và Hướng Dẫn Viên DONG HANH VIET SAIGON TRAVEL đón Phật Tử tại điểm hẹn và đưa khách khởi hành đi Bình Dương.
2. Viếng Tịnh xá Ngọc Thuận – Dùng tiểu thực tại đây
3. Viếng Tịnh xá Ngọc Chánh
4. Viếng Tịnh xá Ngọc Châu – Chùa nghèo, đường vào hơi khó khăn nên khách hành hương ít ghé viếng.
5. Tham quan và viếng tại Đại Nam Quốc Tự - Thọ trai tại đây.
11h30: Quý Phật tử khởi hành đến nhà hàng Khai Tâm thọ trai tại đây, nghỉ ngơi.
6. Tham  quan và viếng Chùa Phổ Thiện Hòa – nghe thuyết pháp về các nghi lễ thờ cúng trong gia đình phật tử
7. Viếng và lễ Chùa Hội Khánh – Xây dựng năm 1741, chùa nằm dưới chân đồi,xung quanh có nhiều cây cổ thụ cao tỏa bóng mát -  nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc thân sinh của Bác Hồ đã dạy học và làm thuốc chữa bệnh cho dân,chiêm ngưỡng tượng Phật Nhập Niết Bàn lớn nhất Việt Nam (52m).Tiếp tục hành trình Viếng Miếu Bà Thiên Hậu – Nổi tiếng tại Bình Dương, hàng năm cứ vào Rằm tháng Giêng, khách đến viếng và dự lễ vía Bà. 
8. Viếng  và lễ Chùa Bà Thuận Thiên
9. Viếng  và lễ Chùa Long Thọ
10. Viếng và lễ Chùa Tây Tạng
Khởi hành trở về Sài Gòn. Về đến Sài Gòn, xe đưa quý Phật Tử về điểm đón ban đầu. Chia tay và hẹn gặp lại trong lần tiếp theo. Kết thúc chuyến hành hương vãn cảnh.

Giá vé: 320.000đ/ Khách (Dành cho đoàn từ 40k)

GIÁ VÉ BAO GỒM :
Xe du lịch.
Dùng tiểu thực tại Tịnh xá Ngọc Thuận và Thọ trai tại nhà hàng chay Khai Tâm (đường Thích Quảng Đức, gần Đại Lộ Bình Dương).
Khăn, nón nước 01 chai Aquafinal 0,5ml/người/ngày 
Bảo hiểm tai nạn du lịch theo tiêu chuẩn bảo hiểm Việt Nam với mức bồi thường tối đa 30.000.000VND/1 vụ việc
Y tế: thuốc say xe,thuốc cảm, băng cá nhân.
Vé tham quan. 

KHÔNG BAO GỒM: Chi phí cá nhân, thuế VAT, cúng dường các chùa.

DONG HANH VIET SAIGON TRAVEL Thành tâm cầu nguyện mười phương tam bảo gia vị cho quý khách, thân tâm thường lạc - gia đình an khang - hạnh phúc. Chúc cho gia đình Phật Tử luôn an khang và ngày một thịnh vượng.

Lưu Ý: Quý Khách vui lòng gọi điện vào số điện thoại Hotline: 0919 80 77 33 và cung cấp cho Công Ty chúng tôi địa chỉ email của Quý Khách, chúng tôi sẽ gởi cho Quý Khách chương trình tour, lịch khởi hành. Nếu Quý Khách đồng ý, vui lòng cho địa chỉ để công ty chúng tôi cử nhân viên đến giao vé du lịch và thu tiền tour 100%. Nếu Quý khách đặt tour qua email, vui lòng chuyển khoản và tài khoản của Công Ty, ngay khi nhận được tiền công ty sẽ gởi vé du lịch cho quý khách qua Email.

Địa Điểm Đón Khách:
- 05h30: Quý Khách tập trung tại số 187 Phạm Ngũ Lão Q1, TP.HCM
- 06h Quý Khách tập trung tại địa chỉ 334 Lý Thái Tổ, P1, Q3, TP.HCM 

Bất kỳ lúc nào chúng tôi sẽ giao vé tận nơi nhanh nhất cho quý vị.

Travel with a local guide

CHÙA HỘI KHÁNH

Ngôi chùa Hội Khánh tọa lạc dưới chân đồi, cách trung tâm thị xã Thủ Dầu Một 500m về hướng Đông, số 35 đường Bác sĩ Yersin, phường Phú Cường, Thị xã Thủ Dầu Một, là một công trình kiến trúc tôn giáo, nhệ thuật lớn nhất tỉnh, được công nhận di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia ngày 07/01/1993.
Chùa xây dựng từ thế kỷ XVIII (1741), 1861 chùa đã bị giặc Pháp thiêu hủy. Đến năm 1868, chùa được xây dựng lại ở vị trí hiện nay với diện tích xây dựng 1.211m2. Năm 2007 chùa xây dựng thêm ngôi tháp 7 tầng cao 27 mét và tái tạo lại Phật tích “Tứ động tâm”, gồm có: Vườn Lâm Tì Ni (nơi Phật ra đời), Bồ Đề Đại Tràng (nơi Phật hành đạo), Vườn Lộc Uyển (nơi Phật thuyết đầu tiên), Ta La Song Thọ (đức Phật nhập niết bàn) có ý nghĩa sâu sắc về đạo pháp.
Năm 2008, Phật đài quy mô lớn, cao 22m được xây dựng ở khu đất phía trước chùa. Tầng trệt là dãy nhà chiều dài 64m, chiều ngang 23m dùng làm Trường Phật học, Thư viện … Tầng trên tôn trí đại tượng đức Bổn sư Thích Ca nhập Niết bàn cao 12m, dài 52m. Đây là một công trình mỹ thuật đáng tự hào của Phật giáo Bình Dương, được khánh thành trọng thể vào ngày Rằm tháng Hai năm Canh Dần (30-3-2010) mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Công trình kiến trúc tôn giáo, nghệ thuật lâu đời
Tuy đã được sửa chữa, trùng tu nhiều lần nhưng về cơ bản đây là ngôi chùa hiếm hoi vẫn còn giữ được phần lớn kiến trúc ban đầu. Nét nỗi bật của ngôi cổ tự này là giá trị phong phú về mặt lịch sử văn hoá, nghệ thuật kiến trúc, đặc biệt phần lớn những di tích, cổ vật hàng mấy trăm năm được bảo tồn lưu giữ cho đến nay. Hội Khánh còn được xem là ngôi chùa tiêu biểu cho đặc điểm chung của các ngôi chùa cổ Bình Dương
chùa Hội Khánh

Về cấu trúc chùa gồm bốn phần chính: Tiền điện – chánh điện; giảng đường kiến trúc này có 92 cột gỗ quý; Đông lang và Tây lang chùa bố trí theo kiểu “sắp đôi” nối liền nhau với kiến trúc “trùng thềm, trùng lương”. Đây là biến tấu đặc biệt trong kiến trúc theo truyền thống chùa cổ xứ Nam Kỳ. Chánh điện với kèo cột, vách gỗ và ba bộ cửa bức màn, còn có gần 100 tượng gỗ, các vị La Hán và thập điện Minh Vương dáng vẻ khác nhau được tạo bằng gỗ mít sơn son thép vàng. Đặc biệt có hai bức phù điêu chạm hình 18 vị La Hán và các vị bồ tát, tạo nên một công trình điêu khắc tuyệt mỹ, có giá trị nghệ thuật cao mang đặc trưng của phong cách điêu khắc gỗ Bình Dương xưa. Đây là công trình mang dấu ấn những bàn tay tài nghệ độc đáo của lớp thợ xứ Thủ (TDM) ở cuối TK XIX (trong đó phải kể đến các thợ như thợ phèn, đường, Trương Văn Cang, Nguyện Văn Ba, Nguyễn Văn Xù, Sáu Nhồng, Chính Trí…)
Về phần liễn đối, thơ văn còn lưu giữ phong phú, giá trị khó có ngôi chùa nào sánh kịp. Nơi chánh điện có những câu liễn đối tiêu biểu cho đạo vị thiền học được nhiều người nhắc đến:
“Nhược thực nhược hư trúc ảnh tảo giai trần bất động
thị không thị sắc nguyệt xuyên hải để thuỷ vô ngân”
(Như thực như hư, bóng trúc quét thềm, bụi trần chẳng động.
Là không là sắc, ánh trăng xoáy biển, nước biển không nhồi)
Ngoài ra, nhiều người cũng nhắc đến câu đối của cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc còn lưu ở chùa Hội Khánh, với ý nghĩa ngôn từ hàm súc của thiền học: “Đại đạo quảng khai thố giác khuê đàm để nguyệt. Thiền môn giáo dưỡng, qui mao thằn thụ đầu phong” (Tạm dịch: mở rộng đạo lớn như sừng thỏ như mò trăng đáy nước. Nuôi dưỡng mái chùa như lông rùa như cột gió đầu cây).
Về phần nghệ thuật trang trí nội thất, tranh tượng tự khí thờ phượng được điêu khắc, chạm trổ rất công phu, sắc sảo… đặc biệt phải kể đến bộ bao lam “thập bát La Hán” (tạo tác 1921), bức phù điêu “tứ thời” ốp vào hai cột trước chánh điện; các bàn thờ chạm trổ tinh vi hoàn thành vào năm Ất Sửu (1925). Nhà chùa còn giữ được bộ mộc bản in kinh cách đây trên 120 năm
Đại hồng chung của chùa được đúc vào năm Quí Mùi (1883) do Bổn đạo Dương Văn Lúa hiến cúng. Điều đó cho thấy đạo phật đã phát triển khá sớm và khá vững mạnh tại địa phương này.

 Phật đài mới xây và Tượng đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn lớn nhất Việt Nam
Tầng trên tôn trí đại tượng đức Bổn sư Thích Ca nhập Niết bàn cao 12m, dài 52m do 2 kiến trúc sư Phạm Văn Thịnh, Trần Văn Pháp vẽ bản thiết kế; điêu khắc gia Trần Quang Thái thực hiện; được sự hoan hỷ chứng minh cúng dường của Chư Tôn Đức Tăng, Ni và tín chủ BTC cùng nhiều thiện nam tín nữ khắp nơi đóng góp tịnh tài, tịnh vật cho công trình.
Đây là một công trình mỹ thuật đáng tự hào của Phật giáo Bình Dương, được khánh thành trọng thể vào ngày Rằm tháng Hai năm Canh Dần (30-3-2010) mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Pho tượng được Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là pho tượng đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn lớn nhất Việt Nam.

Sự gắn bó giữa đao Pháp và dân tộc
Từ khi thành lập đến nay chùa đã trải qua 10 vị trụ trì (9 vị đã viên tịch) trong đó không ít vị cao tăng, đạo đức tài năng nổi danh cả Nam Bộ.
Trong những năm 1923 -1926, chùa Hội Khánh Thủ Dầu Một còn là nơi ẩn náu qui tụ các nhân sĩ: nhà nho, nhà sư yêu nước cùng lập ra “Hội danh dự” với sự tham gia của chính hoà thượng Từ Văn, Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (Thân phụ của bác Hồ), cụ Tú Cúc… mục đích của Hội là cổ vũ cho lối sống đề cao đạo đức, coi trọng danh dự và lòng yêu quý đồng bào đất nước. Dù Hội chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn nhưng đã gây dược ảnh hưởng đáng kể.
Sau cách mạng Tháng Tám năm 1945, chùa Hội Khánh là trụ sở Hội Phật giáo cứu quốc tỉnh Thủ Dầu Một, đã góp nhiều công sức tâm huyết kể cả xương máu của các nhà tu, Phật tử nhà chùa. Trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân địa phương từ 1953, chùa là trụ sở Phật giáo yêu nước tỉnh Bình Dương và đến 1983 chùa Hội Khánh là trụ sở của tỉnh Hội Phật giáo Bình Dương. Năm 1995, nơi đây Tỉnh hội xây dựng Trường cơ bản Phật học tỉnh Sông Bé (Bình Dương). Hiện thượng tọa Thích Huệ Thông trụ trì chùa Hội Khánh (từ 1988) và là phó ban thường trực tỉnh Hội Pháp giáo Bình Dương.

Trụ trì ngôi chùa hiện nay là Thượng tọa Thích Huệ Thông, Ủy viên Hội đồng Trị sự GHPGVN, Phó Trưởng ban thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Dương.
Thượng tọa đã cho xây dựng Phật đài Thích Ca lộ thiên bằng đá cao 5,1m vào năm 2002, ngôi bảo tháp thờ Phật 8 tầng cao 30m vào năm 2007.
Đặc biệt, vào tháng 9 năm 2008, Thượng tọa đã tổ chức xây dựng một Phật đài quy mô lớn, cao 22m ở khu đất phía trước chùa.
Tầng trệt là dãy nhà chiều dài 64m, chiều ngang 23m dùng làm Trường Phật học, Thư viện …

Chùa đã được Bộ Văn hóa và Thông tin công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
Chùa hiện đặt văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Dương.
Nằm giữa một khu đất rộng rãi, yên tĩnh, nhiều cây cao bóng cả, chùa Hội Khánh là ngôi cổ tự danh tiếng vào bậc nhất ở miền Nam.

CHÙA THUẬN THIÊN

Chùa Thuận Thiên
( Phần 1)
Chùa Thuận Thiên
Điện thờ bà Thuận Thiên Thánh Mẫu

MIẾU BÀ THIÊN HẬU


Tín ngưỡng thờ bà Thiên Hậu hay còn gọi là Thiên Hậu Thánh Mẫu vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc, các nhóm người Hoa di cư sang làm ăn, sinh sống ở xứ ta, tập tục tín ngưỡng và lễ hội của nó được 'ưu truyền sang Việt Nam khá lâu đời. Các miếu cung thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu có mặt khắp từ Bắc chí Nam, nhất là những trung tâm thương mại lớn thời trước nơi có nhiều người Hoa định cư, làm ăn buôn bán như: Thiên Hậu cung ở Phố Hiến (Hải Hưng đền thờ ở phía đông thành Hà Nội, chùa Bà ở Hội An, các chùa cúng thờ thần nữ từ duyên hải Trung bộ vào đến Đồng Nai, Gia Định xuống tận Cà Mau, Hà Tiên. Chùa Bà “Thiên Hậu cung” ờ Thủ Dầu Một (Bình Dương) là một cơ sở tín ngưỡng được ra đời trong trường hợp tương tự, gắn bó với quá trình định cư của cộng đồng người Hoa trên vùng đất này.
Tư liệu lịch sử cho biết, năm 1679 hơn 3.000 binh dân người Hoa được phép vào định cư ở Bàn Lăng (Biên Hòa) và Mỹ Tho (Tiền Giang). Năm 1698, khi Nguyễn Hữu Cảnh theo lệnh chúa Nguyễn vào Nam lập phủ Gia Định, lấy đất Đồng Nai lập huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lấy đất Sài Gòn lập huyện Tân Bình dựng dinh Phiên Trấn thì “Con cháu người Hoa ở Trấn Biên lập thành xã Thanh Hà ở Phiên Trấn lập thành xã Minh Hương”. Dựa vào cứ liệu này chúng ta đoán định rằng: Nhóm người Hoa Thanh Hà ở Biên Hòa và sau đó tập trung đông nhất là Cù lao Phố, đã dần dần phân tán qua các thôn làng khác, trong đó có Tân Uyên Lái Thiêu, Chòm Sao, Bà Lụa... Đoán định này cơ sở lịch sử của nó và đặc biệt có phần phù hợp với thực tế là bốn địa điểm trên bốn vùng tụ quan trọng của cộng đồng người Hoa ở Bình Dương. Tuy nhiên, qua điều tra thực tế từ các gia đình người Hoa cố cựu vùng Phú Cường, Thủ Dầu Một, chúng ta thấy rằng số lượng người Hoa đến lập nghiệp ở đây rất sớm vào nửa sau thế kỷ XIX, hậu quả là do cuộc chiến tranh nha phiến: gây một tình trạng bất ổn cho cả vùng Đông Nam Trung Hoa.
Miếu Thiên Hậu ở thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, được thành lập vào giữa thế kỷ XIX, nằm trên bờ rạch Hương Chủ Miếu. Năm 1880, người Hoa xin phép xây thêm nhà túc. Đầu thế kỷ XX (1923), miếu được di dời về vị trí hiện nay (nằm cạnh trường Phú Cường 2, đường Nguyễn Du). Dân gian vẫn quen gọi là chùa Bà Thủ Dầu Một.
Chùa nằm trên một diện tích khá lớn, được xây theo lối kiến trúc của người Hoa, với mái ngói ống, diềm mái màu ngọc thạch và hai con rồng được trang trí trên đỉnh mái theo mô típ “lưỡng long trân châu”. Cổng vào chùa được sơn đỏ, đưa khách đi qua một khoảng sân rộng. Nơi góc sân có tháp nhỏ dùng để đốt giấy tiền vàng bạc khi cúng. Bàn thờ Thiên Phụ Địa Mẫu được đặt trước cửa ra vào với hai rồng chầu hai bên. Sân miếu cũng là nơi sinh hoạt của thanh thiếu niên người Hoa. Hai con lân được tô màu rực rỡ chào đón khách ở hai bên lối đi vào miếu.
Miếu được cấu trúc khá rộng, với 3 dãy nhà liền nhau theo hình chữ Tam gồm tiền điện, trung điện, chánh điện. Hai bên cửa vào có bàn thờ Môn Quan và Thổ Thần. Trên trần của gian tiền điện luôn có hàng chục vòng nhang hình nón nghi ngút cháy, hun đen và làm bóng thêm các vì kèo, ngói và hàng cột chống đỡ miếu. Vì kèo giả thủ, được cấu trúc ở cả ba gian. Hàng cột nào cũng có câu đối vàng nổi hẳn lên trên nền gỗ nâu đen bóng. Tại ba gian chính đặt ba bàn thờ ngang nhau. Bàn nào cũng có hoành phi, trang thờ và tượng cốt mặc áo rực rỡ. Tượng bà Thiên Hậu được đặt trang trọng tại bàn giữa. Hai bên bàn thờ bà Ngũ Hành và Ông Bổn, Bà Bổn. Tám nghi trượng dựng dọc hai bên tượng cùng với kiệu Bà dùng trong ngày lễ vía. Tại đây cũng đặt chuông trống. Năm bàn thờ được đặt ngang từ ngoài vào, được chạm khắc khá tinh xảo. Có bàn trang trí hình nhân bát tiên và cẩn ốc. Ở các dãy bàn này, vào ngày lễ vía Bà, heo sống, heo quay, trái cây, bánh ngọt... được đặt lên dâng cúng. Bức hoành phi treo trước trang thờ Bà ghi bốn chữ Hán: “Hải quốc từ vân”.
Đối tượng thờ chính ở cơ sở tín ngưỡng này là Thiên Hậu Thánh Mẫu. Thiên Hậu Thánh Mẫu là cô gái họ Lâm, quê ở Châu Mỹ, huyện Bồ Điền, tỉnh Phúc Kiến. Cuộc đời cô gái này khá ngắn ngủi (sinh năm 1104 mất năm 1119 lúc 16 tuổi). Tương truyền cô gái họ Lâm đắc đạo tái thế, hiển lộng thần thông cứu người bị nạn trên biển nên được nhà Tống phong Phu nhân rồi các triều đại kế tiếp phong phi, Thiên Phi, Thánh Phi, mãi đến đời Khang Hy nhà Thanh thì được phong là Thiên Hậu.
Thiên Hậu được xem là Thần phù hộ cho người đi biển, người Hoa thường gọi là “A Phó” (có nghĩa là mẹ nuôi), hoặc “Đại Mẫu”. Thiên Hậu Thánh Mẫu cũng được coi là thần bảo hộ giới nữ, phù hộ cho công việc làm ăn buôn bán và trong chừng mực khá phổ biến là thần tài thần lộc. Điều này giải thích các hình thức cầu tài cầu lộc biểu hiện trong lễ hội chùa Bà vào ngày rằm tháng giêng - lễ Thượng nguyên.
Ngày rằm tháng giêng - ngày rằm đầu năm, gọi là Thượng nguyên. Đó là ngày đi lễ chùa của tín đồ tôn giáo “Đi lễ chùa quanh năm không bằng đi lễ vào ngày rằm tháng giêng”. Đối với quan niệm coi ngày này là Thượng nguyên thì gốc từ quan niệm dịch lý, theo vòng luân chuyển của thời gian lớn Đại kiếp là thượng nguyên sẽ chuyển sang Trung nguyên và đến Hạ nguyên, hết Hạ nguyên thì quay trở ngược lại thời Thượng nguyên mới (ở Nam bộ gọi “nguyên” là “nguơn”), vận dụng quan niệm này vào vòng luân chuyển của tiết thứ trong năm thì rằm tháng giêng là Thượng nguơn, răm tháng bảy là Trung nguơn, rằm tháng mười là Hạ nguơn. Theo đó' rằm tháng giêng là ngày lễ Thiên Quan tấn phước (tiến phúc), rằm tháng bảy là lễ Địa Quan giải ách và rằm tháng mười là lễ tạ ơn Thủy Quan Điều này chỉ ra rằng, tập hợp các lễ Tam nguyên là thuộc phạm trù nghi lễ của tứ thời (tam nguyên tứ quý) tức gắn với mùa vụ của hoạt động sản xuất nông nghiệp, đó là quan niệm chung của Trung Quốc và các quốc gia Hán hóa ở Đông Á.
Hàng năm, vào ngày rằm tháng giêng âm lịch Ban quản trị miếu đều tổ chức vía Bà. Hội lễ được khai mở rất long trọng với nhiều nghi thức. Đông đảo người Việt, người Hoa từ khắp nơi đổ về lễ bái, cầu phước, lộc, thọ, rước kiệu Bà. Cao điểm của lễ hội bắt đầu vào đêm 14. Đường vào chùa chật như “nêm cối”. Đa số khách hành hương từ TP.HCM và các tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước... Tham dự lễ hội nhộn nhịp nhất có lẽ là gian đấu thầu đèn lồng gây quỹ nhằm làm việc công ích (phát triển y tế giáo dục, văn hóa, xã hội) cho cộng đồng và địa phương. Có đến 12 đèn lồng tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Những chiếc đèn lồng to được tạo tác công phu và mỹ thuật. Mỗi đèn đều có câu thơ khác nhau tạo thành một hàng dài trước sân chùa đập vào mắt người xem hội rất ấn tượng.
Trong những năm gần đây, Ban tổ chức có cho đấu giá chiếc lư hương đặt trước hương án chính điện. Ai trúng thầu sẽ được đặc quyền thỉnh chiếc lư hương này đặt trên kiệu Bà trong lễ rước. Người đấu thầu nói chung, ngoài niềm tin được Thánh Mẫu phù hộ, họ còn lấy làm vinh dự về sự đóng góp hào phóng của mình đối với việc công ích cho cộng đồng, cho xã hội.
Lễ bái của bá tánh tứ xứ: Các khách đến lễ bái nhân dịp lễ này lên đến hàng vạn người bao gồm dân chúng từ khắp các tỉnh thành ở Nam bộ. Do đó, trên sân chùa rộng khoảng 600m2, hàng trăm ngàn người đến lễ bái xin lộc hay cúng tạ ơn Bà đã phù hộ cho họ gặt hái được thành công trong năm qua. Lễ vật dâng cúng nói chung là tùy từng người không có lệ phân biệt vật phẩm là thực vật hay động vật.
Lễ rước cộ Bà: Được tiến hành sau lễ đấu giá lồng đèn. Các đội múa lốt (hẩu, lân, rồng, sư tử) vài chục con lần lượt từ phía tam quan kéo vào sân biểu diễn để chúc tụng Bà, hầu Bà. Trong những năm gần đây, ngoài các đội múa lốt còn các đoàn “sân khấu hóa”, thầy trò Tam Tạng -Tôn Ngộ Không, Trừ Bát Giới, Sa Tăng và Bát Tiên tham dự trình diễn ở đây và trong đám rước.
Đám rước mở đầu lúc 14 giờ hoặc 15 giờ xuất phát từ chùa Bà, qua các con đường chính trong thị xã rồi trở lại chùa vào lúc 18 giờ cùng ngày. Đoàn đi đầu lễ rước với sắc phục chỉnh tề, theo sau hàng trăm người. Tiếng trống, phèng la, bên cạnh đội hẩu, lân, rồng... các thiếu nữ gánh hoa tươi cười, duyên dáng, trẻ trung... càng làm tăng thêm sự sôi động của ngày hội Xuân tại chùa Bà. Trên đường cộ Bà đi qua, nhiều gia đình bày hương án (chiếc bàn nhỏ) ra trước hiên nhà hay ngoài sân, ngoài cổng để nghênh đón kiệu Bà. Khi cộ Bà qua khỏi thì chủ nhà cho đốt pháo (đó là tập tục cũ trước khi có chỉ thị cấm đốt pháo). Ý nghĩa của việc rước cộ Bà là để “Bà thăm viếng dân tình” và để bá tánh chiêm bái, cầu phúc Thực ra, những cuộc rước thần thánh nói chung ở các đình, chùa, miếu mạo... là cách đưa sự linh thiêng vào cuộc sống, tạo sự kết nối giữa thánh thần với đời thường, là dịp để mọi người vui chơi, giải trí trong không khí tín ngưỡng dân gian như mọi hội hè, đình đám của truyền thống văn hóa dân tộc.
Lễ hội “chùa Bà” Bình Dương là một lễ hội truyền thống hấp dẫn. Tuy nhiên, cần chống hiện tượng “ký sinh” lễ hội như xin xăm, xóc quẻ, ăn xin... Riêng tiết lễ “vay tiền Bà” (tượng trưng) có nhiều ý kiến khác nhau: Có người cho đây là nguồn động viên tinh thần, động viên tâm lý người sản xuất, người kinh doanh... Còn bộ phận khác lại cho đây là lừa bịp và đề nghị loại bỏ. Quan điểm văn hóa là phải tìm cho được ranh giới mong manh giữa mê tín dị đoan và tín ngưỡng để xử lý. Ranh giới đó chính là mục đích, là tác dụng của vấn đề. Việc “vay tiền Bà” xét cho cùng thì không ảnh hưởng gì đối với cộng đồng. Do đó, có thể tồn tại dưới dạng “vật thiêng” có ý nghĩa kích thích sự hưng phấn người đi lễ về mặt tâm lý và cũng để tạo “sự tái sinh” cần thiết nào đó...
Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu ở Phú Cường, Lái Thiêu, Búng, Bưng Cầu của tỉnh Bình Dương là một ngày hội có quy mô lớn và phạm vi ảnh hưởng của cả vùng Đông Nam bộ nói riêng và Nam bộ nói chung. Lễ hội này tuy là lễ cúng Bà Thiên Hậu nhưng thực tế đã trở thành ngày hội Xuân - một lễ hội Thượng nguyên mang ý nghĩa cầu phước đầu năm. Nó đặt trọng tâm vào việc thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng - tâm linh không chỉ có ý nghĩa đối với người Hoa mà còn cả với người Việt. Lễ hội đã tạo không khí tăng cường tình đoàn kết gắn bó cộng đồng và trở thành nét văn hóa chung của dân tộc Việt Nam.
Nguyễn Thị Lan

sugia.vn

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

TOUR HÀNH HƯƠNG TẾT 2013

Mã tour: ĐHV – HHCT - CĐ - Thời gian: 2N – 1Đ
Phương tiện vận chuyển: Xe du lịch đời mới
Khởi hành: 04h30Mùng 2 Tết Âm Lịch
Kết thúc  : 18h00 Mùng 3 Tết Âm Lịch
Giá Tour: 988.000đ/khách
Hành trình sẽ đưa quý khách đến Tiền Giang viếng chùa Chùa Vĩnh Tràng sau đó đển Cần Thơ viếng Chùa Khơ Me Munir Ansay,viếng chùa Nam Nhã. Đến Châu Đốc viếng Miếu Bà Chúa Xứ ,tham quan chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, làm Công Tác Xã Hội tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Tỉnh An Giang 
Bao gồm: “Hướng Dẫn Viên Thổ Địa”, xe du lịch 29 chỗ, dùng tiểu thực tại Chùa và Thọ trai, cúng dường các chùa, khách sạn tiêu chuẩn du lịch, khăn, nón, nước, bảo hiểm,y tế.

Điều ân hận lớn nhất của người con hiếu hạnh là lúc nhỏ chưa đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của Cha Mẹ. lớn lên có gia đình có con cái mới biết Cha Mẹ nuôi ta khổ sở thế nào.Lúc ấy muốn đền đáp thì than ôi! Cha Mẹ đã thật sự vĩnh biệt khỏi dương trần.
Cảm thông với nỗi lòng này,  DONG HANH VIET TRAVEL thường xuyên tổ chức các chương trình đi chùa lễ Phật và cúng dưỡng an cư cầu phước với mong ước đem những công đức này để hồi hướng về Cha Mẹ, những người đã quá vãn được siêu sanh về cõi Phật và những người còn tại thế được an vui mạnh khỏe.

THẬP TỰ VÃN CẢNH
CẦN THƠ – CHÂU ĐỐC
Thời gian: 2 ngày 1 đêm - Phương tiện: đi về bằng xe

Ngày 1: SÀI GÒN – CHÂU ĐỐC
05h30:  khởi hành đi Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc. Dùng điểm tâm tại Trung Lương. Vào thị xã Mỹ Tho viếng Chùa Vĩnh Tràng, ngôi chùa cổ được xếp hạng Di Tích Lịch Sử Quốc Gia – Chùa mang dáng vẻ kiến trúc theo lối Châu Á lẫn Châu Âu. Tiếp tục hành trình đến An Giang. Đến Cần Thơ viếng Chùa Khơ Me Munir Ansay đây là một trong trong những trái tim của đồng bào Khơ me.
11h30:   Quý Phật Tử dùng cơm trưa tại Cần Thơ, Tiếp tục hành trình đi An Giang, đến Long Xuyên, trên đường đi đoàn viếng chùa Nam Nhã một ngôi cổ tự nổi tiếng linh thiêng ở Cần Thơ, tiếp tục hành trình. Chiều đến Long Xuyên, Quý Phật Tử nhận phòng, nghỉ ngơi.
17h30:  Đoàn dùng cơm chiều, nghỉ ngơi.Tối tự do. Nghỉ đêm tại Long Xuyên, An Giang.

Ngày 2: CHÂU ĐỐC – SÀI GÒN
06h00:   Dùng điểm tâm. Trả phòng khởi hành đi Châu Đốc viếng Miếu Bà Chúa Xứ (có tổ chức sắp xếp hướng dẫn nghi thức cúng lễ). Tham quan chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, sau đó Quý khách chọn một trong hai chương trình sau:
Chương trình 1: Đi chợ Biên Giới Xuân Tô mua mỹ phẩm và các loại vải, quần áo may sẵn.
Chương trình 2: Đi đò chèo tham quan làng Chăm, làng nuôi cá bè, đi chợ Châu Đốc mua sắm đặc sản ( mắm Chèn, mắm Thái, khô bò Châu Đốc, đườngThốt Nốt )
11h30:   Dùng cơm trưa. ghé làm Công Tác Xã Hội tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Tỉnh An Giang, thăm và tặng quà cho người già Khởi hành về Sài Gòn,  đến điểm đón ban đầu. Chia tay và hẹn gặp lại quý khách.   

Giá Trọn gói: 988.000VND/ Khách 
(Áp dụng cho đoàn từ 15 khách trở lên)

DỊCH VỤ BAO GỒM
Phương tiện: Xe tham quan theo yêu cầu của khách.  
Lưu trú: Nhà nghỉ, phòng tập thể  
Ăn uống: Theo chương trình và theo yêu cầu của khách
Các dịch vụ khác: Y tế, khăn, nón, bảo hiểm, Hướng dẫn viên
Tham quan: Vé tham quan theo chương trình.

GIÁ VÉ CHO TRẺ EM
Trẻ em từ 11 tuổi trở lên: tính bằng giá người lớn
Trẻ em từ 06 đến 10 tuổi: tính ½ giá bao gồm: 1 suất ăn +  1chỗ ngồi trên xe + vé tham quan, nhưng ngủ chung với gia đình.
02 người lớn chỉ được kèm 1 trẻ em, trẻ em đi kèm từ thứ 2 trở lên phải mua vé. 

KHÔNG BAO GỒM
Các chi phí cá nhân khác ngoài chương trình. 

LƯU ÝKhi đi nhớ mang chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác có giá trị về mặt pháp lý để đăng ký tạm trú tại các khách sạn.

DONG HANH VIET TRAVEL Thành tâm cầu nguyện mười phương tam bảo gia vị cho quý khách, thân tâm thường lạc - gia đình an khang - hạnh phúc.

Điểm đón khách và giờ đón khách:
- 05h00: Tại đường Lê Đức Thọ, ngay Công Viên Làng Hoa, Quận Gò Gấp
- 05h30: Tại số 187 Phạm Ngũ Lão, Phường Phạm Ngũ Lão,Quận 1 
- 06h00: Tại Cây Xăng Văn Thành đường Điện Biên Phủ

Bất kỳ lúc nào chúng tôi sẽ giao vé tận nơi nhanh nhất cho quý vị. 

Travel with a local guide

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

TOUR HÀNH HƯƠNG

TOUR HÀNH HƯƠNG BÌNH DƯƠNG
Mã tour: ĐHV – HHBD Thời gian: Ngày Phương tiện vận chuyển: Xe du lịch đời mới 45 chỗ
Giá Tour: 338.000đ/khách
Viếng Tịnh xá Ngọc Minh,Viếng Tịnh xá Ngọc Thuận,Viếng Tịnh xá Ngọc Chánh,Viếng Tịnh xá Ngọc Châu,tham quan và viếng tại Đại Nam Quốc Tự ,Viếng Miếu Bà Thiên Hậu,Tham  quan và viếng Chùa Phổ Thiện Hòa,Viếng và lễ Chùa Hội Khánh ,Viếng  và lễ Chùa Bà Thuận Thiên, Viếng  và lễ Chùa Long Thọ, Viếng và lễ Chùa Tây Tạng.Bao gồm: “Hướng Dẫn Viên Thổ Địa”, xe du lịch, dùng tiểu thực tại Chùa và Thọ trai tại Bồ Ðề  quán, cúng dường các chùa, bông cài áo, khăn, nón, nước, bảo hiểm,y tế.
TOUR HÀNH HƯƠNG TÂY NINH 1 NGÀY

Mã tour: ĐHV – HHTN1 - Thời gian: 1 Ngày 

Phương tiện vận chuyển: Xe du lịch đời mới 45 chỗ

Giá Tour: 385.000đ/khách
Viếng và lễ tại Chùa Địa Tạng,Viếng và lễ Chùa Giác Nguyên – Dùng tiểu thực – Dự nghi thức cài bông,Viếng và lễ Chùa Hoằng Pháp, viếng Điện thờ Linh Sơn Thánh Mẩu,Viếng và lễ Chùa Hạ, Viếng và lễ Chùa Trung (Linh Sơn Phước Trung Tự),Viếng và lễ Chùa Thượng,Viếng và lễ Chùa Hang,Viếng và  lễ chùa Giác Minh – Ngôi chùa nghèo cách Mộc Bài 18km,Viếng và lễ Chùa Giác Nguyên,viếng và tham quan chùa Pháp Hiệp tại Thị trấn Củ Chi.
Bao gồm: “Hướng Dẫn Viên Thổ Địa”, xe du lịch, dùng tiểu thực tại Chùa và Thọ trai tại Bồ Ðề  quán, cúng dường các chùa, bông cài áo, khăn, nón, nước, bảo hiểm,y tế.
  

TOUR HÀNH HƯƠNG LONG AN TIỀN GIANG 1NGÀY

Mã tour: ĐHV – HHLATG1 - Thời gian: 1 Ngày

Phương tiện vận chuyển: Xe du lịch đời mới 45 chỗ

Giá Tour: 385.000đ/khách
Viếng và lễ Chùa Tam Bửu,Viếng và lễ Chùa Phuớc An,Viếng và lễ Chùa Phước Bảo,Viếng và lễ Tịnh xá Ngọc Luật,tham quan và lễ Chùa Vĩnh Tràng,Viếng và lễ Chùa Bửu Lâm Cổ Tự,Viếng và lễ Chùa Phổ Đức ,Viếng và lễ Chùa Kim Cang – Long An.
Bao gồm: “Hướng Dẫn Viên Thổ Địa” , xe du lịch, dùng tiểu thực tại Chùa và Thọ trai tại Bồ Ðề  quán, cúng dường các chùa, bông cài áo, khăn, nón, nước, bảo hiểm,y tế.

 TOUR HÀNH HƯƠNG TÂY NINH 2 NGÀY – 1 ĐÊM

Mã tour: ĐHV – HHTN2 - Thời gian: 2N - 1Đ

Phương tiện vận chuyển: Xe du lịch đời mới 45 chỗ

Giá Tour: 778.000đ/khách
Viếng và lễ tại Chùa Địa Tạng,Viếng và lễ Chùa Giác Nguyên – Dùng tiểu thực – Dự nghi thức cài bông,Viếng và lễ Chùa Hoằng Pháp – Nghe thuyết pháp tại Chùa,viếng Điện thờ Linh Sơn Thánh Mẩu nơi có thờ tượng Đồng đen,Viếng và lễ Chùa Hạ,Viếng và lễ Chùa Trung (Linh Sơn Phước Trung Tự),Viếng và lễ Chùa Thượng,Viếng và lễ Chùa Hang,Viếng và  lễ chùa Giác Minh – Ngôi chùa nghèo cách Mộc Bài 18km,Viếng và lễ Chùa Giác Nguyên,viếng và tham quan chùa Pháp Hiệp tại Thị trấn Củ Chi. Đến Đình Bến Dược thắp hương tưởng niệm cho 45000 chiến sĩ Cách Mạng đã hy sinh.
Bao gồm: “Hướng Dẫn Viên Thổ Địa”, xe du lịch 45 chỗ, dùng tiểu thực tại Chùa và Thọ trai, cúng dường các chùa, khách sạn tiêu chuẩn du lịch, khăn, nón, nước, bảo hiểm,y tế.

TOUR HÀNH HƯƠNG LONG AN TIỀN GIANG 2 NGÀY – 1 ĐÊM

Mã tour: ĐHV – HHLATG2 - Thời gian: 2 Ngày – 1 Đêm

Phương tiện vận chuyển: Xe du lịch đời mới 45 chỗ

Giá Tour: 668.000đ/khách
Viếng và lễ Chùa Từ Quang,Viếng và lễ Chùa Tam Bửu,Viếng và lễ Chùa Phuớc An,Viếng và lễ Chùa Phước Bảo,Viếng và lễ Tịnh xá Ngọc Luật,tham quan và lễ Chùa Vĩnh Tràng,tham quan Trại Rắn Đồng Tâm,viếng và lễ ChùaTịnh Nghiêm, Viếng và lễ Chùa Bửu Lâm Cổ Tự,Viếng và lễ Chùa Phổ Đức,Viếng và lễ Chùa Kim Cang – Long An.
Bao gồm: “Hướng Dẫn Viên Thổ Địa” , xe du lịch 45 chỗ, dùng tiểu thực tại Chùa và Thọ trai, cúng dường các chùa, khách sạn tiêu chuẩn du lịch, khăn, nón, nước, bảo hiểm,y tế.

TOUR HÀNH HƯƠNG CẦN THƠ - CHÂU ĐỐC
Mã tour: ĐHV – HHCT - CĐ - Thời gian: 2 Ngày – 1 Đêm

Phương tiện vận chuyển: Xe du lịch đời mới 29 chỗ

Khởi hành: 04h30 Ngày 29/09/2012
Kết thúc  : 18h00 Ngày 30/09/2012
Giá Tour: 860.000đ/khách
Hảnh trình sẽ đưa quý khách đến Tiền Giang viếng chùa Chùa Vĩnh Tràng sau đó đển Cần Thơ viếng Chùa Khơ Me Munir Ansay,viếng chùa Nam Nhã. Đến Châu Đốc viếng Miếu Bà Chúa Xứ ,tham quan chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, làm Công Tác Xã Hội tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Tỉnh An Giang
Bao gồm: “Hướng Dẫn Viên Thổ Địa”, xe du lịch 45 chỗ, dùng tiểu thực tại Chùa và Thọ trai, cúng dường các chùa, khách sạn tiêu chuẩn du lịch, khăn, nón, nước, bảo hiểm,y tế.

TOUR HÀNH HƯƠNG VÍA BÀ CHÚA XỨ 2 NGÀY – 1 ĐÊM

Mã tour: ĐHV – HHCĐ - Thời gian: 2 Ngày – 1 Đêm

Phương tiện vận chuyển: Xe du lịch đời mới 45 chỗ

Khởi hành: 04h30 Ngày 29/09/2012
Kết thúc  : 18h00 Ngày 30/09/2012
Giá Tour: 860.000đ/khách
Viếng chùa Chùa Vĩnh Tràng,viếng Chùa Khơ Me Munir Ansay,viếng chùa Nam Nhã,viếng Miếu Bà Chúa Xứ ,tham quan chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, làm Công Tác Xã Hội tại Trung Tâm Công Tác Xã Hội Tỉnh An Giang
Bao gồm: “Hướng Dẫn Viên Thổ Địa”, xe du lịch 45 chỗ, dùng tiểu thực tại Chùa và Thọ trai, cúng dường các chùa, khách sạn tiêu chuẩn du lịch, khăn, nón, nước, bảo hiểm,y tế.

TOUR HÀNH HƯƠNG PHAN THIẾT CỔ THẠCH 2 NGÀY – 1 ĐÊM

Mã tour: ĐHV – HHPT - Thời gian: 2 Ngày – 1 Đêm

Phương tiện vận chuyển: Xe du lịch đời mới 45 chỗ

Giá Tour: 968.000đ/khách
viếng Linh Sơn Cổ Tự,viếng chùa Hang,tham quan Bãi Đá Bảy Màu,tham quan Bàu Sen,chinh phục đồi cát  trắng,viếng chùa Giác Hải,viếng chùa Phước Thiền,viếng chùa Hải Quan,viếng chùa Linh Sơn Trường Thọ,viếng chùa Phật Quang,viếng Chùa Ông,tham quanKhu Du Lịch Tà Kú,tham quan Trại Trẻ Mồ Côi, làm Công Tác Xã Hội.
Bao gồm: “Hướng Dẫn Viên Thổ Địa” xe du lịch 45 chỗ, dùng tiểu thực tại Chùa và Thọ trai, cúng dường các chùa, khách sạn tiêu chuẩn du lịch, khăn, nón, nước, bảo hiểm,y tế.

TOUR HÀNH HƯƠNG ĐÀ LẠT 3 NGÀY – 2 ĐÊM

Mã tour: ĐHV – HHĐL1 - Thời gian: 3 Ngày – 2 Đêm

Phương tiện vận chuyển: Xe du lịch đời mới 45 chỗ

Giá Tour: 2.080.000đ/khách
Viếng chùa Gia Lào,viếng Tu Viện Bát Nhã,tham quan khu du lịch Thung Lũng Vàng,viếng Chùa Linh Quang,viếng Chùa Linh Sơn,thăm chùa Thiên Vương cổ sát,viếng Thiền Viện Vạn Hạnh,chùa Quán Thế Âm,viếng Thiền Viện Trúc Lâm,tham quan Khu du lịch Trúc Lâm Viên,viếng Thiền viện Nguyên Không.
Bao gồm: “Hướng Dẫn Viên Thổ Địa” xe du lịch 45 chỗ, dùng tiểu thực tại Chùa và Thọ trai, cúng dường các chùa, khách sạn tiêu chuẩn du lịch, khăn, nón, nước, bảo hiểm,y tế.

TOUR HÀNH HƯƠNG ĐÀ LẠT 4 NGÀY – 3 ĐÊM

Mã tour: ĐHV – HHĐL2 - Thời gian: 4 Ngày – 3 Đêm

Phương tiện vận chuyển: Xe du lịch đời mới 45 chỗ

Giá Tour: 2.380.000đ/khách
Viếng chùa Gia Lào,tham quan Thác DamBri,viếng Tu Viện Bát Nhã,tham quan khu du lịch Thung Lũng Vàng,viếng Chùa Linh Quang,viếng Chùa Linh Sơn 
thăm chùa Thiên Vương cổ sát,viếng Thiền Viện Vạn Hạnh,viếng chùa Quán Thế Âm,tham quan Đồi Mộng Mơ,thăm Vườn Hoa Thành Phố,viếng chùa Linh Phước,viếng Thiền Viện Trúc Lâm,viếng Thiền viện Nguyên Không,tham quan Khu du lịch Trúc Lâm Viên
Bao gồm: “Hướng Dẫn Viên Thổ Địa” xe du lịch 45 chỗ, dùng tiểu thực tại Chùa và Thọ trai, cúng dường các chùa, khách sạn tiêu chuẩn du lịch, khăn, nón, nước, bảo hiểm,y tế.

TOUR HÀNH HƯƠNG CÁC CHÙA MIỀN TRUNG

Mã tour: ĐHV – TTVCMT - Thời gian: 4 Ngày – 3 Đêm
Phương tiện vận chuyển: Máy bay, Xe du lịch đời mới 29 chỗ
Giá Tour: 3.447.000đ/khách
Viếng các ngôi chùa tổi tiếng tại Miền Trung là một hành trình thú vị, Quý Khách sẽ đi dọc theo Hành Trình Di Sản Miền Trung, khám phá và tìm hiểu về các ngôi chùa  ở Đà Nẵng và Huế, với nét cổ kính trầm mặc giữa không gian bao la các ngôi chùa Miền Trung luôn toát lên vẻ cổ kính, linh thiêng và đậm đà bản sắc dân tộc.
Bao gồm: “Hướng Dẫn Viên Thổ Địa” vé máy bay, xe du lịch 29 chỗ, dùng tiểu thực tại Chùa và Thọ trai, cúng dường các chùa, khách sạn tiêu chuẩn du lịch, khăn, nón, nước, bảo hiểm,y tế.

TOUR HÀNH HƯƠNG CÁC CHÙA MIỀN BẮC 7 NGÀY – 6 ĐÊM

Mã tour: ĐHV – HHCMB - Thời gian: 7 Ngày – 6 Đêm

Phương tiện vận chuyển: Máy bay, Xe du lịch đời mới 29 chỗ

Giá Tour: 3.986.000đ/khách
Đây là một chuyến đi hành hương cực kỳ thú vị, Quý khách sẽ được chiêm ngưỡng nhiều cảnh chùa Miền Bắc với các kiến trúc đạc sắc và đa dạng như chùa Tây Phương (Hà Tây) với hàng trăm vị La Hán được trạm trổ tinh vi, chùa Đồng núi Yên Tử (Quảng Ninh) nổi tiếng từ khi Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông vào thế kỹ XIII lên đây tu hành, chùa Hương Tích với sông nước hữu tình và 999 ngọn núi được ví như đàn voi chầu về cửa Phật và rất nhiều chùa nổi tiếng khác như: Chùa Trăm Nóc (Hà Tây), chùa Trần Quốc (Hà Nội). Chùa Bái Đính – Ninh Bình, một ngôi chùa nổi tiếng có nhiều kỷ lục nhất Việt Nam.  Có thể nói Miền Bắc là nơi phát tích ra đạo Phật Việt Nam.

Bất kỳ lúc nào chúng tôi sẽ giao vé tận nơi nhanh nhất cho quý vị.

Travel with a local guide
 ĐỒNG HÀNH VIỆT SÀI GÒN - TRAO TRỌN NIỀM TIN
book Hội An   Phố Cổ   Cù Lao Chàm(3N2Đ)